Kế hoạch kinh doanh mẫu

Bất kể mô hình kinh doanh nào dù nhỏ dù lớn cũng đều phải tuân theo một bản kế hoạch. Kế hoạch kinh doanh là nơi trình bày ý tưởng kinh doanh. Giúp tất cả nhân sự trong dự án kinh doanh nắm rõ nhất mục tiêu, nhiệm vụ, công việc. Vậy một kế hoạch kinh doanh mẫu tiêu chuẩn trông sẽ như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1. Mẫu kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh gồm bao nhiêu phần?

 – Tóm tắt dự án kinh doanh

– Giới thiệu công ty

– Sản phẩm & Dịch vụ

– Phân tích thị trường

– Kế hoạch marketing

– Kế hoạch bán hàng

– Kế hoạch nhân sự

– Kế hoạch tài chính

– Phụ lục

kế hoạch kinh doanh mẫu

Chi tiết các thông tin cần trình bày trong mỗi mục như sau.

2. Kế hoạch kinh doanh mẫu chuẩn nhất

Bản kế hoạch kinh doanh mẫu phải trình bày được tất cả các hạng mục thông tin sau đây. Không giới hạn phương tiện trình bày. Bạn có thể tạo một bản kế hoạch kinh doanh mẫu file doc, docx, PDF, powerpoint,…Miễn là chứa đủ các thông tin bên dưới.

1. Tóm tắt dự án kinh doanh

– Mục tiêu

Trình bày mục tiêu của dự án kinh doanh.

– Sứ mệnh

Trình bày giá trị mà công ty mang đến cho nhân sự nội bộ, cho khách hàng, cho xã hội.

– Mô hình hoạt động

Trình bày mô hình kinh doanh, phát triển của doanh nghiệp. Ví dụ mô hình công ty gia đình, mô hình công ty 1 thành viên, tập đoàn,…

– Chìa khóa thành công

Trình bày 3-4 yếu tố quan trọng nhất, cốt lõi nhất tạo nên sự thành công của doanh nghiệp.

– Lý do nên đầu tư vào dự án kinh doanh (nếu dự án kinh doanh cần huy động vốn)

2. Giới thiệu công ty

Gồm các thông tin quan trọng sau

– Thông tin chung

+ Tên công ty

+ Địa chỉ công ty/ văn phòng/ xưởng sản xuất

+ Địa chỉ website

+ Số điện thoại, email

+ Thông tin người đại diện

+ Mã số doanh nghiệp

+ Lịch sử hình thành và phát triển

Trình bày thông tin về quá trình hình thành và phát triển của công ty. Những mốc thời gian quan trọng , những thành tựu mà công ty đạt được.

– Phân tích công ty/ dự án/ sản phẩm theo mô hình SWOT

Bao gồm điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

Chi tiết xem thêm: SWOT là gì? Cách tạo lập mô hình SWOT

3. Sản phẩm và Dịch vụ

– Mô tả sản phẩm/ dịch vụ kinh doanh

Trình bày chi tiết từng sản phẩm/ dịch vụ của dự án kinh doanh

– Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm

Trình bày lợi ích của sản phẩm. Lý do tại sao khách hàng nên lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ. Điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm. Các yếu tố tạo nên sự cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ.

– Công nghệ áp dụng trong việc sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm dịch vụ

4. Phân tích thị trường

4.1. Phân tích thị trường vĩ mô (Thị trường lớn)

– Môi trường kinh thế

Trình bày tốc độ phát triển của nền kinh tế, dự báo phát triển kinh tế, lạm phát, lãi suất.

– Môi trường nhân khẩu

Dân số, trình độ học vấn, kiến thức, phân bố dân cư,…

– Môi trường văn hóa xã hội

Trình bày đặc điểm văn hóa có thể tác động đến hoạt động kinh doanh. Quan điểm, thói quen mua hàng, sở thích,…

– Môi trường công nghệ

Trình bày xu hướng công nghệ đáng quan tâm. Có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của dự án kinh doanh. Có thể tác động đến xu hướng mua hàng của khách hàng.

– Môi trường chính trị pháp luật

Đặc điểm chính trị, pháp luật của quốc gia mà công ty phát triển hoạt động kinh doanh. Những bộ luật có tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như kinh doanh sản phẩm nhập khẩu phải hiểu luật xuất nhập khẩu, luật thương mại, luật doanh nghiệp,…

4.2. Phân tích vi mô

– Quy mô thị trường

– Phân khúc thị trường

– Phân tích đối thủ cạnh tranh: Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ. Lợi thế cạnh tranh, cơ hội, thách thức.

– Nhà cung cấp sản phẩm kinh doanh

– Phân tích khách hàng. Chọn khách hàng tiềm năng

– Sản phẩm thay thế có thể thay cho sản phẩm đang kinh doanh

– Tương lai của ngành

– Định hướng phát triển

5. Kế hoạch marketing cho dự án kinh doanh

5.1. Chiến lược thương hiệu

Mục này trình bày các thông tin sau

– Logo thương hiệu

– Slogan, tagline của doanh nghiệp

– Định vị thương hiệu

– Triết lý kinh doanh

– Tính cách thương hiệu

– Chiến lược xây dựng và quản lý thương hiệu

– Kế hoạch bảo hộ thương hiệu

– Mục tiêu của chiến lược marketing thương hiệu

5.2. Phân tích thị trường mục tiêu

5.3. Các kênh làm marketing

5.4. Chiến lược kinh doanh được sử dụng

Cụ thể là marketing 4Ps hay 7P. hay chiến lược phân phối,…

5.5. Kênh phân phối sản phẩm

5.6. Tổ chức chiến dịch marketing

6. Kế hoạch bán hàng

– Mục tiêu bán hàng của dự án kinh doanh

– Kênh bán hàng: Trình bày kênh bán hàng mà dự án lựa chọn. Lợi thế của kênh bán hàng và cách gia tăng hiệu quả kinh doanh.

– Chương trình bán hàng: Gồm hoạt động giảm giá, khuyến mãi, chiết khấu cho đại lý

– Tổ chức hoạt động bán hàng: Trình bày sơ đồ bán hàng, mô hình phân phát sản phẩm.

7. Kế hoạch nhân sự

7.1. Sơ đồ tổ chức, cơ cấu nhiệm vụ các phòng ban

7.2. Thông tin nhân sự quản lý

7.3. Chính sách nhân sự

– Thống kê nhân sự công ty qua các năm

– Mức lương cơ bản các năm

– Chế độ thời gian làm việc. Quy định về ngày nghỉ

– Chính sách đào tạo, khen thưởng

– Kế hoạch phát triển nhân sự, gia tăng hiệu quả kinh doanh

– Phong cách lãnh đạo, văn hóa nhân sự

8. Kế hoạch tài chính

– Kế hoạch huy động vốn (nếu có)

– Phân tích điểm hòa vốn

– Bảng báo cáo kết quả kinh doanh

– Bảng lưu chuyển tiền tệ

– Bảng cân đối kế toán dự kiến

– Bảng chỉ số tài chính

9. Phụ lục

Bao gồm các kế hoạch khác liên quan

– Kế hoạch truyền thông, quảng cáo

– Kế hoạch PR

– Kế hoạch content marketing/ SEO

– Kế hoạch chăm sóc khách hàng

– Kế hoạch social media

Xem thêm: Sơ đồ Gantt về kế hoạch công việc ai cũng nên biết

3. Lời kết

Trên đây là những thông tin quan trọng để tạo nên một kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh. Bạn chỉ cần nắm được các thông số này sau đó chọn một công cụ phù hợp để diễn giải nó là được. Miễn là thể hiện được mục tiêu, định hướng kinh doanh cụ thể của dự án. Chúc bạn tạo lập kế hoạch thành công.

You May Also Like

More From Author

+ There are no comments

Add yours